Môn bóng rổ đã có mặt tại Việt Nam khá lâu, nhưng đây là vẫn là bộ môn “không năm trong top” các môn thể thao được quan tâm hiện nay. Ở cấp độ Vô Địch Quốc Gia, người quan tâm đa phần dành sự ưu ái cho bóng rổ nội dung nam hơn bởi sự va chạm mạnh cùng những bộ kĩ năng luôn là ưu điểm vốn có, ngược lại hoàn toàn, bóng rổ nữ luôn có một sự “chững lại” bởi nhịp độ trận đấu, khả năng va chạm, và điều đó hiển hiện rõ với các trận đấu của những đội đên từ những tỉnh thành nhỏ. Bóng rổ không chỉ là môn thể thao đầy đam mê mà còn là sân chơi để các cô gái thể hiện bản lĩnh và ý chí. Trong bối cảnh bóng rổ nữ Việt Nam còn nhiều thách thức, huấn luyện viên (HLV) đóng vai trò quan trọng, không chỉ dẫn dắt chiến thuật mà còn truyền cảm hứng để các vận động viên (VĐV) tiếp tục đam mê và phần nào đó có thể mang lại giá trị tinh thần cho các lứa đàn em sau này, cùng nhau tiếp tục phát triển bóng rổ nữ.
Với bề dày kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, phát triển các lứa VĐV nữ trong quá khứ (như lứa Huỳnh Ngoan, Kim Nhạn,… của TP.HCM) – HLV Hứa Phong Hảo đang đảm nhiệm vai trò là HLV trưởng cho đội bóng rổ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2 kì Vô Địch Quốc Gia liên tiếp là giải bóng rổ Vô Địch Quốc Gia 2024 tại Nha Trang và giải bóng rổ Vô Địch Quốc Gia 2025 (đang được diễn ra tại Cần Thơ từ 12/4/2025 đến 19/4/2025) . Tuy nhiên, với một đội bóng mới, lại là đơn vị có vị trí địa lí nằm giữa 2 đơn vị khác có bề dày thành tích là TP.HCM và Bình Thuận, cùng với việc sân chơi cho nữ đang cực kì khan hiếm thì việc để có một đội hình “đủ sức cạnh tranh” ở cấp độ Vô Địch Quốc Gia là hoàn toàn bất khả thi trong thời gian ngắn. Chính HLV Hứa Phong Hảo cùng ban lãnh đạo đội bóng đều có chung một nhận định trên nên đã sớm vạch ra kế hoạch dài hạn cho đội bóng rổ nữ Bà Rịa Vũng Tàu.
CẢM XÚC VÀ CHUYÊN MÔN
HLV Hứa Phong Hảo đã từng tâm sự rằng: “Anh rất thấy có lỗi với Ban Tổ Chức, Tổ trọng tài cùng đội đối thủ lắm. Đầu trận anh xin lỗi, cuối trận anh cũng xin lỗi rồi cám ơn. Vì mỗi lần thi đấu, với anh và cả đội đó là khoảnh khắc đáng trân trọng nhất. Vận động viên anh còn thi đấu thì anh vẫn còn chỉ đạo. Với anh đó là sự tôn trọng với công sức tập luyện của tất cả VĐV của anh“.

Đúng thật như những gì anh tâm sự, ở mọi trận đấu của đội bóng rổ nữ Bà Rịa Vũng Tàu, trên sân chúng ta luôn thấy sự quyết liệt và cống hiến hết mình của các cô gái dù được gọi là “kèo dưới”, còn bên ngoài sân thì HLV Hứa Phong Hảo và dàn Ban huấn luyện đội bóng liên tục đưa ra chiến thuật, gọi hội ý và thay người. Tỉ số không phải là thứ đội bóng theo đuổi mà đó là tinh thần thi đấu của từng người trong sân, sự tôn trọng đồng đội, công sức tập luyện mỗi cá nhân, đồng đội và khán giả.
KHÓ KHĂN VÀ PHẤN ĐẤU

Không có sự dằn co về tỉ số, nhưng sự điều chỉnh liên tục từ 2 phía đã dẫn đến trận đấu được diễn ra với thời lượng 1 giờ 56 phút (Cùng ngày, trận PKKQ và TPHCM 1 là 1 giờ 41 phút, TPHCM 2 và Sóc Trăng là 1 giờ 30 phút, Nữ Cần Thơ và Hà Nội là 1 giờ 26 phút). Kịch tính không nằm ở những pha dằn co điểm số nhưng lại nằm ở từng pha tranh cướp bóng của cả 2 phía.
Discussion about this post